Đậu nành khô là gì?
Đậu nành khô có tên gọi khác là đậu nành khô với tên khoa học Glycine max. Đây là loại cây họ Đậu (Fabaceae), là loài bản địa của Đông Á. Tên tiếng anh của đậu nành khô là “soy”. Đậu nành khô giàu hàm lượng dinh dưỡng là protein, được trồng để làm thức ăn cho người hoặc gia súc. Cây đậu nành là cây thực phẩm có hiệu quả kinh tế lại dễ trồng.

Đậu nành khô là sản phẩm từ cây đậu nành được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước nành, làm bánh kẹo, sữa đậu nành, okara…Giúp đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người cũng như gia súc.
Ngoài ra, trong cây đậu nành còn có tác dụng cải tạo đất, tăng năng suất các cây trồng khác. Điều này có được là hoạt động cố định N2 của loài vi khuẩn Rhizobium cộng sinh trên rễ cây họ Đậu.
Đặc điểm của đậu nành khô
Đậu nành khô thường có đặc điểm dạng mảnh, dạng bột hoặc dạng hạt. Màu sắc thay đổi từ vàng đến nâu sáng và có mùi đặc trưng của vỏ đậu nành. Đây là sản phẩm rất giàu Protein, được sử dụng phổ biến trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và chế biến thực phẩm.
Thành phần dinh dưỡng của đậu nành khô
Đậu nành chủ yếu chứa nhiều protein nhưng cũng chứa một lượng lớn đường và chất béo. Các thành phần dinh dưỡng có trong 100g đậu là:
- Calo: 173.
- Nước: 63%.
- Protein: 16,6g.
- Carbohydrate: 9,9g.
- Đường: 3g.
- Chất xơ: 6g.
- Chất béo: 9g.
- Chất béo bão hòa: 1,3g.
- Chất béo không no đơn nguyên: 1,98g.
- Chất béo không no đa nguyên: 5,06g.
- Omega-3: 0,6g.
- Omega-6: 4,47g.
Công dụng của đậu nành khô
Đậu nành khô giúp giảm nguy cơ béo phì
Thực phẩm từ đậu nành rất ít tinh bột nhưng lại giàu protein với đầy đủ các axit amin cần thiết, không cholesterol và rất ít chất béo no nên đậu nành có hiệu quả tích cực trong việc giúp cơ thể điều chỉnh, chuyển hóa chất béo, ngăn ngừa tích tụ mỡ ở vùng bụng và giảm cảm giác thèm ăn.
Đậu nành khô tốt cho tim mạch
Cholesterol trong máu tăng cao là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, huyết áp cao và nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…. Các hợp chất isoflavones, genistein, daizein, glycitein trong đậu nành giúp khống chế các hoạt động có hại của cholesterol và ổn định cholesterol trong máu ở mức bình thường.

Lợi ích của đậu nành với sức khỏe tim mạch đã được Cơ quan Kiểm tra dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ công nhận “25g đạm đậu nành trong khẩu phần ăn mỗi ngày với ít chất béo bão hòa và cholesterol có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch”. Ở các quốc gia mà thực phẩm từ đậu nành được dùng thường xuyên, tỷ lệ người mắc các bệnh tim mạch khá thấp.
Đậu nành khô giúp giảm nguy cơ tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường có chỉ số đường trong máu rất cao. Nguyên nhân là do thiếu hụt insulin hoặc do insulin hoạt động bất thường nên lượng đường trong máu không luân chuyển được đến gan và các tế bào mỡ. Các thực phẩm từ đậu nành có hàm lượng đường rất thấp đồng thời chứa nhiều chất xơ giúp làm chậm tỷ lệ hấp thụ đường vào máu.
Đậu nành khô giúp làm đẹp da và tóc
Trong đậu nành có hợp chất BBIC có khả năng ức chế hoạt động của protease, một loại enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình dãn đến chứng đa xơ cứng. Vì vậy, dùng đậu nành thường xuyên có thể giúp:
- Ngăn ngừa lão hóa da, làm da trở nên mềm mại, mịn màng & săn chắc.
- Đậu nành khô giúp tóc chắc khỏe.
Ngăn ngừa loãng xương nhờ đậu nành khô
Thực phẩm từ đậu nành không có nhiều canxi nhưng lại có nhiều isoflavones – chất chống oxy hóa. Giúp ngăn ngừa loãng xương và gia tăng khả năng hấp thụ canxi.
Ngăn ngừa ung thư
Đậu nành được xem như một trong những thực phẩm chống ung thư vì:
- Thành phần genistein trong đậu nành có tác dụng ngăn chặn sự tổn thương tế bào, làm giảm nguy cơ ung thư. Chất ức chế Protease Bowman-Birk trong đạm đậu nành có thể giúp ức chế sự khởi phát ung thư.
- Chất daizein trong đạm đậu nành nếu được sử dụng với liều cao sẽ có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, phá hủy những chất có hại cho cơ thể, giúp giảm nguy cơ bị ung thư.
- Hàm lượng chất xơ trong đậu nành khá cao nên đậu nành còn có khả năng phòng ngừa ung thư ruột già và ung thư dạ dày.
Ngăn ngừa các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh
Những triệu chứng của thời kỳ mãn kinh là do hàm lượng hoocmôn estrogen giảm xuống. Chất isoflavones trong đậu nành có tác động gần giống estrogen nên giúp giảm các triệu chứng khó chịu của thời kỳ mãn kinh.

Ngày nay, việc dùng thường xuyên các sản phẩm từ đậu nành nhằm giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh là giải pháp an toàn tự nhiên, rất được nhiều người ưa chuộng.
Bài thuốc từ đậu nành khô
Phòng chữa cảm
Đậu nành khô một nắm, rau thơm khô 3g, hành trắng ba cây, gừng khô hai nhát, củ cải trắng bốn miếng. Ðun với nước sau khi chín, làm canh ăn. Mỗi ngày hai đến ba lần.
Ðinh nhọt, phù
Lấy một ít đậu nành vừa đủ, ngâm vào nước cho mềm, cho thêm ít phèn chua, xay thành bột nước, đắp vào chỗ đau. Mỗi ngày hai lần. Cũng có thể dùng lượng đậu nành vừa đủ, sao khô, nghiền bột, hòa với rượu hoặc dấm đắp vào chỗ đau.
Viêm thận, phù
Đậu nành 500g, ngâm vào nước 10 – 12 giờ đồng hồ, xay nhuyễn, đun chín, bỏ bã, lấy một lít nước đậu, chọn một con cá diếc (khoảng 1.000g) cho vào đun nhừ. Chia hai lần, ăn cho hết trong một ngày, ăn liên tục.
Phù thũng
Lượng đậu nành vừa phải nấu với rượu pha nước. Ngày uống hai lần.
Nhọt độc mới sung
Lượng đậu nành vừa phải, ngâm nước, nghiền nát, đắp vào chỗ đau, ngày thay một đến hai lần.
Mụn nhỏ ướt, có nước vàng
Rang đậu nành cho chín, nghiền thành bột, cho dầu vừng cao, trộn đều, bôi vào chỗ đau, ngày hai đến ba lần.
Thiếu máu
Đậu nành, gan lợn mỗi loại 100g. Trước hết cho gia vị vào đậu nành rồi nấu gần chín (80%) xong cho gan lợn đã thái miếng thêm muối vào nấu chín. Chia hai lần ăn hết trong ngày.
Chân bị loét
Lượng đậu nành vừa phải, nấu rồi xát đãi vỏ đi, xong nghiền giã nát, đắp vào chỗ đau, ngày thay một lần.
Mụn lở thông thường
Ngâm đậu trắng đến mọc mầm rồi nấu chín và ăn nhạt ngày hai lần, ăn no thì thôi, ba ngày là một liệu trình. Trong thời gian chữa trị không ăn thức ăn khác và dầu mỡ.
Ngộ độc muối ma-giê
Ðậu nành sống 500g, đậu vỡ, đổ vào ba bát nước, khuấy đều, gạn lấy nước uống. Ðậu nành sống, đậu xanh mỗi loại 250g, nghiền nhỏ thành bột, đổ vào một bát nước khuấy đều, lấy nước uống.
Sau khi sinh không đủ sữa
100g đậu nành, một ít gạo nấu thành cháo ăn.
Đậu nành khô có giá bao nhiêu?
Vì đậu nành khô mang nhiều nguồn dinh dưỡng giá trị cho con người nên thông thường đậu nành khô có giá: 45.000 (VND)/1Kg.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.