Nấm mèo kỵ với gì? Theo tìm hiểu của Gia Lai Food thì nấm mèo kỵ với những thực phẩm như:
- Nấm mèo kỵ với ốc.
- Nấm mèo kỵ với củ cải trắng.
- Nấm mèo kỵ với gà rừng.
- Nấm mèo kỵ với thịt vịt.
- Nấm mèo kỵ với nước lạnh.
Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn Nấm mèo kỵ với gì? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Gia Lai Food nhé!
Mục lục bài viết
Nấm mèo kỵ với gì?
Nấm mèo kỵ với ốc
Ốc là một trong những cấm kỵ đầu tiên khi kết hợp cùng với nấm mèo. Đặc biệt món này đều có tính hàn nên nếu dùng cùng lúc sẽ dẫn tới đau bụng, tiêu chảy. Bên cạnh đó cũng sẽ xuất hiện các bệnh lý khác về ruột, bệnh về tiêu hoá.

Nấm mèo kỵ với củ cải trắng
Các chị em trợ thường có thói quen nấu canh củ cải trắng và cho thêm nấm mèo. Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn sai lầm. Trong củ cải chứa nhiều enzyme, nấm mèo lại chứa nhiều hoạt chất sinh học. Nên khi kết hợp 2 thứ này lại ăn chung lại phát sinh ra nhiều phản ứng hóa học phức tạp.

Do đó, sẽ gây ra tình trạng viêm da đặc biệt với ai có cơ địa nhạy cảm. Tốt nhất chúng ta không nên nấu chung hai nguyên liệu này mà phải ăn cách nhau 3 đến 4 tiếng để hạn chế tác dụng phụ.
Nấm mèo kỵ với gà rừng
Qua nhiều nghiên cứu, nấm mèo sẽ có tính hàn nên không phù hợp với người bị bệnh trĩ. Nếu chúng ta kết hợp nấm mèo với thịt gà rừng thì sẽ khiến tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng hay bị chảy máu, gây nguy hiểm.

Nấm mèo kỵ với thịt vịt
Một trong những loại thực phẩm khác mà nấm mèo kỵ chính là thịt vịt. Bởi vì cả 2 đều là tính hàn. Do đó khi ăn vào sẽ không tốt cho hệ tiêu hoá. Điều này cũng đồng thời làm ảnh hưởng tới nguyên khí trong cơ thể của người ăn.

Nấm mèo kỵ với nước lạnh
Nấm mèo vốn có tính hàn, bổ âm nên nếu khi ăn mà dùng kèm trà đá, nước lạnh…sẽ dẫn tới tình trạng lạnh bụng, âm ỉ, khó chịu…và có thể tiêu chảy.
Nấm mèo là gì?
Nấm mèo hay nấm mèo hoặc nấm tai mèo. Loài này được sử dụng trong ẩm thực châu Á. Tại Trung Quốc, nó gọi là 木耳 hay 黑木耳, và trong tiếng Nhật là kikurage. Nấm moè là một loại nấm mọc trên thân của nhiều loại cây thân gỗ khác nhau.

Nấm mèo được sử dụng như một loại thực phẩm và dược phẩm với nhiều tác dụng như bổ huyết, thông mạch, cầm máu và cải thiện tình trạng suy nhược toàn thân. Nấm mèo có nhiều tên gọi khác nhau.
Xem thêm: Hạt dổi rừng là gì?
Hàm lượng dinh dưỡng trong nấm mèo
Trong Nấm Mèo có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng gồm: “Protid, Lipid, Glucid, chất xơ, B-Caroten và các loại vitamin B1, B2, P, Ca, Fe…“.
Trong đó, hàm lượng Protid tương đương với thịt
- Sắt (Fe) cao gấp 10 lần so với thịt.
- Canxi (Ca) cao gấp 20 lần so với thịt
- Vitamin B2 cao gấp 10 lần so với rau.
Tác dụng của nấm mèo đối với cơ thể
Nấm mèo giúp bổ máu huyết
Nếu nói đến tác dụng đặc trưng nhất của mèo thì phải nói đến hỗ trợ máu huyết là nhất trong các loại nấm.
Ăn nấm mèo còn giúp bạn ngừa được các bệnh liên quan tới “tắc hoặc vỡ mạch máu” ở những người hay bị tăng huyết áp (huyết áp cao), từ đó còn giúp hạn chế tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim dẫn đến đột quỵ nữa.

Chúng cũng giúp cho máu huyết lưu thông đều toàn thân, máu được đưa lên não đầy đủ hơn, sẽ giúp bạn duy trì trí nhớ tốt, nhất là với người bị đãng trí (hay quên) và người già sẽ giữ được sự minh mẫn.
Bao gồm cả tác dụng giảm hàm lượng Cholesterol trong máu khá hiệu quả, cũng như góp phần kiểm soát cân nặng rất tốt với những người bị thừa cân và béo phì.
Nấm mèo giúp bổ máu
Là con gái, phụ nữ việc bổ sung những viên sắt hay các món ăn bổ máu mỗi tháng luôn là điều cần thiết, thế nhưng đa phần chị em đều sợ hoặc không thích dùng các loại thuốc bổ máu.
Cách dễ dàng nhất đó là hãy dùng nấm mèo trong bữa ăn hoặc tán nhuyễn thành bột để uống, bởi đây là một trong các loại thực phẩm bổ sung sắt hữu hiệu cho người thiếu máu.
Và hầu như mọi loại nấm đều có thành phần tốt cho máu. Vậy nên bạn có thể ăn nấm thay thế thịt bò và huyết để bổ máu, vì ăn nấm vẫn tốt cho sức khỏe hơn dùng nhiều thịt. Tốt nhất, theo lời khuyên của các chuyên gia về sức khỏe, bạn nên giảm lượng thịt và tăng cường khẩu phần nấm trong các bữa ăn để giảm các bệnh, nhất là các bệnh về mỡ máu, tim mạch,… nhiều như hiện nay.
Máu có vấn đề thì cơ thể bạn sẽ gặp rắc rối to đấy. Nếu máu tốt thì bạn sẽ có sức khỏe tốt và mát máu thì sẽ khiến cho da dẻ bạn trở nên hồng hào và tươi sáng, mịn màng hơn.
Nấm mèo tốt cho xương
Nấm cũng giúp chống oxy hóa cực mạnh. Ăn nấm thường xuyên trông bạn sẽ trẻ hơn và lâu bị già so với bạn bè cùng tuổi. Nghĩa là tuổi sinh học của cơ thể sẽ trẻ hơn so với tuổi thật.
Ăn nấm mèo hay các loại nấm cũng sẽ làm cho xương bạn luôn chắc khỏe, bởi trong nấm có hàm lượng cao Protid, Canxi, Phốt pho, Sắt cũng như các vitamin bổ trợ tốt cho xương.
Những bệnh nhân có bệnh về xương khớp thường được khuyên sử dụng các loại nấm trong bữa ăn hằng ngày.

Nấm có khả năng hấp thụ vitamin như cơ thể người, nên nếu bạn ăn các loại nấm khô được phơi trực tiếp qua ánh nắng mặt trời thì sẽ cung cấp được cho cơ thể một lượng vitamin D đủ cao hỗ trợ cho Canxi, giúp xương luôn chắc khỏe, nhất là với người lớn tuổi.
Xem ngay: Công dụng mà chuối cau mang lại
Bầu ăn nấm mèo được không?
Bà bầu không nên ăn nấm mèo bởi chúng không mang lại lợi ích sức khỏe cao, không tốt cho cả mẹ và bé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu không nên đưa loại nấm này vào thực đơn dinh dưỡng của mình.
Nấm mèo bao nhiêu calo?
Nấm mèo chứ 370 Calo trong 100Gr theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Hàm lượng dinh dưỡng chứa trong mộc nhĩ gồm 0,2g chất béo, sắt 185mg, 10,6g protein, 65g carbohydrate, canxi 375mg, photpho 201mg và 0,03 %mg beta carotene.
Ngâm nấm mèo bao lâu?
Thời gian ngâm nấm ngon và ăn tuyệt vời nhất trong nước lạnh phải mất khoảng 2 – 3 tiếng mới có thể nở hoàn toàn và đạt độ giòn lý tưởng.

Nấm mèo mọc ở đâu?
Nấm mèo thường sẽ mọc trên cây gỗ mục ẩm ướt, hình nấm giống tai người, vì vậy gọi là mộc nhĩ (tai của gỗ).
Cách bảo quản nấm mèo đã ngâm đơn giản
Cách bảo quản nấm mèo đã ngâm đơn giản khi không sử dụng tốt nhất là bạn cần để mộc nhĩ đã sơ chế ráo nước, đậy nắp kín và giữ lạnh trong tủ lạnh có thể giúp bảo quản từ 5-7 ngày.
Mong rằng qua bài viết trên đây của Gia Lai Food thì bạn đã biết được Nấm mèo kỵ với gì? nhé!