Lá é có phải là lá quế không? Nhiều người thường cho rằng lá é và húng quế là một. Tuy nhiên, theo như tìm hiểu từ nhiều nguồn tài liệu thì lá é và húng quế hoàn toàn khác nhau. Thông thường thì 2 cây này sẽ phân biệt bằng 3 đặc điểm: Thân cây, hoa và cuối cùng lông trên cây.
Để làm rõ hơn lá é có phải là lá quế không? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Gia Lai Food nhé!
Mục lục bài viết
Lá é là gì?
É hay é trắng, húng trắng, trà tiên, tiến thực, hương thảo, húng lông, húng quế lông (danh pháp khoa học: Ocimum africanum; các đồng nghĩa: Ocimum basilicum var. pilosum) là một phân loài của húng quế, thường được biết đến với hạt (thực chất là quả) dùng để nấu chè hoặc pha đồ uống giải khát. Và thân cành được sử dụng làm rau gia vị hoặc các bài thuốc trong dân gian.

Húng quế là gì?
Húng quế hay rau quế (Ocimum basilicum var. thyrsiflora), là một giống húng tây bản địa của Đông Nam Á, đã được gieo trồng chọn lọc để lựa được những tính trạng đặc trưng. Cây được sử dụng khắp Đông Nam Á để làm gia vị, nó có mùi thơm được miêu tả như tương tự tiểu hồi cần và cam thảo tây, hơi cay.

Ổn định hơn húng ngọt khi nấu dưới nhiệt độ cao và thời gian dài. Húng quế có lá nhỏ, nhọn, thân tím và hoa hồng-tím.
Xem ngay: Cách làm kim chi cải thảo kiểu Việt Nam?
Lá é có phải là lá quế không?
Nhiều người thường cho rằng lá é và húng quế là một. Tuy nhiên, theo như tìm hiểu từ nhiều nguồn tài liệu thì lá é và húng quế hoàn toàn khác nhau. Thông thường thì 2 cây này sẽ phân biệt bằng 3 đặc điểm: Thân cây, hoa và cuối cùng lông trên cây.

Thường thì hoa và thân é có màu trắng và có lông (do đó mới có tên é trắng hay húng quế lông), trong khi húng quế thì có màu tím và không lông (nên đôi khi còn được gọi với tên là é tía). Cây é là một loài cây nhỏ sống hàng năm, thân phân nhánh ngay từ gốc tạo thành bụi cao từ 0,5 – 1m. Thân vuông màu lục nhạt có lông thưa.
Thành phần dinh dưỡng của lá é và lá húng quế
Thành phần dinh dưỡng lá é
Toàn cây é có chứa tinh dầu với hàm lượng từ 2,5-3%, có thể đến 5%. Hàm lượng tinh dầu cao nhất vào lúc cây ra hoa. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là citral với tỷ lệ 56-75% và nhiều chất khác. Ngoài ra, cây é còn chứa các polyphenol, flavonoid, thymol, quercetin, acid cafeio, acid rosmarimic.
Thành phần dinh dưỡng của lá húng quế
Trong cây húng quế có từ 0,4 đến 0,8% tinh dầu. Tinh dầu màu vàng nhạt, thơm nhẹ dễ chịu. Nhiều nơi trên thế giới đã trồng húng quế ở quy mô công nghiệp chủ yếu làm nguồn cây cho nguyên liệu cất tinh dầu hoặc làm chất thơm. Trong dân gian có thể lấy cây sắc uống chữa sốt.
Kết hợp các loại lá để đun nước tắm, nước xông làm cho ra mồ hôi, chữa đau dạ dày, ăn uống không tiêu, thông tiểu, xúc miệng và ngậm chữa đau, sâu răng. Thường sử dụng cả cành già, lá và hoa.
Công dụng của lá é và lá húng quế
Công dụng của lá é
Chữa bụng đau, đầy hơi, khó tiêu, buồn ói
Chướng bụng, đầy hơi, đau bụng, buồn ói thường gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt của người bệnh. Để giải quyết triệt để vấn đề này. Bạn có thể sử dụng cành lá é đem phơi khô, thái nhỏ rồi sắc uống trong ngày, dùng liên tục từ 3 – 5 ngày.

Chữa đau đầu, sốt, cảm cúm
Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng như đau đầu, sốt, cảm cúm, bạn có thể sử dụng bài thuốc từ lá é. Với cách làm đơn giản như sau, bạn chỉ cần sử dụng lá é tươi, dùng riêng hoặc kết hợp với nhiều loại lá thơm khác như lá bưởi, lá chanh, cúc tần ô, hương nhu…Rồi nấu nước xông hơi cho ra mồ hôi. Sau khi xông, bạn nhớ lau khô người bằng khăn bông và nằm nghỉ ngơi ở nơi kín gió.
Chữa viêm nướu, chân răng chảy máu, nấm (tưa) lưỡi
Bên cạnh đó, công dụng của lá é còn được kể đến trong việc hỗ trợ điều trị viêm nướu, chân răng chảy máu, nấm lưỡi. Bạn chỉ cần sử dụng lá é tươi rửa sạch, ép cùng với lớp vỏ lụa ở mặt trong cây sổ. Sau đó ngậm hỗn hợp này nhiều lần trong ngày. Tình trạng bệnh sẽ ngày một được cải thiện.
Ngoài lá é, hạt và tinh dầu đều có thể sử dụng để phòng ngừa các bệnh ở cơ quan bài tiết rất hiệu quả. Bạn có thể sử dụng hạt é, ngâm vào nước ấm cho nở ra, rồi thêm đường, khuấy đều để uống, dành cho trường hợp táo bón. Hoặc bạn lấy 3 – 6 giọt tinh dầu é, pha với sirô và nước. Dùng trong ngày để chữa các bệnh như viêm thận, viêm bàng quang, tiểu dắt, tiểu buốt.
Xem thêm: Ăn rau câu có tác dụng gì? Cách làm rau câu đơn giản nhất
Công dụng của lá húng quế
Ngừa bệnh tiểu đường
Lá húng quế chứa nhiều chất chống oxy hóa và các tinh dầu giúp sản xuất ra các chất như eugenol, methy eugenol và caryphyllene. Đây đều là những chất có tác dụng hỗ trợ cho các tế bào beta của tụy tạng (những tế bào có chức năng dự trữ và phóng thích insulin) hoạt động bình thường.

Điều này giúp làm tăng khả năng nhạy cảm với insulin. Làm giảm mức đường huyết nên có thể điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Bảo vệ tim
Hợp chất chống oxy hóa có tên gọi là eugenol vốn rất dồi dào trong húng quế giúp bảo vệ tim bằng cách giữ cho mức huyết áp luôn nằm trong tầm kiểm soát đồng thời còn làm giảm mức cholesterol trong cơ thể. Chỉ cần nhai vài lá húng quế khi bụng còn đói mỗi ngày. Bạn đã có thể bảo vệ sức khỏe cho tim. Giúp phòng tránh những căn bệnh về tim.
Phòng chống ung thư
Giàu chất chống oxy hóa, lá húng quế được cho là có thể giúp làm ngừng quá trình phát triển của bệnh ung thư vú và ung thư miệng (do nhai thuốc lá). Những hợp chất có trong loại rau này sẽ ngăn máu chảy về các khối u bằng cách tấn công vào những mạch máu nuôi sống chúng.
Chữa sốt
Húng quế có khả năng sát trùng, diệt nấm mốc, kháng khuẩn hiệu quả nên có thể dùng để chữa bệnh sốt. Loại rau này có thể làm dịu nhiều kiểu sốt khác nhau, từ các cơn sốt có liên quan đến những căn bệnh nhiễm khuẩn thông thường đến bệnh sốt rét. Theo y học cổ truyền của người Ấn Độ, để cắt cơn sốt. Người bệnh cần uống nước sắc từ lá húng quế.
Ngăn ngừa stress
Lá húng quế có công dụng chống căng thẳng. Một kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ cho thấy húng quế giúp duy trì mức bình thường của cortisol – hormon gây stress trong cơ thể. Chúng làm dịu thần kinh. Điều chỉnh khả năng tuần hoàn máu và đánh bại các gốc tự do vốn là một yếu tố quan trọng gây stress.
Những người làm các công việc có khả năng gây căng thẳng thần kinh cao có thể nhai khoảng 12 lá húng quế hai lần mỗi ngày để ngăn ngừa stress một cách tự nhiên.
Phân hủy sỏi trong thận
Húng quế là một trong những loại thuốc lợi tiểu và khử độc rất tốt cho thận. Chúng làm giảm lượng axit uric trong máu (một trong những lý do chính gây bệnh sỏi thận là do tình trạng dư thừa của axit uric trong máu), giúp làm sạch thận. Để chữa sỏi thận, bạn có thể uống nước ép từ lá húng quế với mật ong mỗi ngày trong vòng 6 tháng.
Trị đau đầu
Húng quế có thể làm dịu các cơn đau đầu do bệnh viêm xoang, dị ứng, cảm lạnh hay chứng đau nửa đầu gây ra. Điều này xuất phát từ khả năng giảm đau nhức và làm thông mũi của loại lá này, giúp xoa dịu các cơ đau và giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Nếu đang bị đau đầu, bạn chỉ cần giã nát lá húng quế, cho vào nước đun sôi, để đến khi nước còn ấm thì dùng khăn nhúng vào nước, vắt hơi khô và đắp lên trán. Ngoài ra, cũng có thể cho vài giọt tinh dầu húng quế vào nước ấm. Dùng khăn nhúng nước và đắp lên trán.
Giúp cai thuốc lá
Những hợp chất chống stress của rau húng quế giúp chúng trở thành giải pháp lý tưởng cho những người đang muốn từ bỏ thói quen hút thuốc lá. Húng quế sẽ làm dịu thần kinh, xua tan căng thẳng. Những yếu tố có liên quan đến tình trạng thèm thuốc lá.
Loại rau này còn có tác dụng làm mát cổ họng tương tự như bạc hà nên sẽ giúp kiểm soát cảm giác thèm hút thuốc nếu như bạn nhai chúng thường xuyên. Chỉ cần giữ một ít lá húng quế trong túi và nhai chúng khi bạn cảm thấy thèm hút thuốc, dần dần, bạn sẽ từ bỏ được thuốc lá.
Tác dụng chống oxy hóa của lá húng quế còn giúp khắc phục những tổn hại cho các cơ quan bên trong cơ thể vốn luôn gia tăng theo thời gian hút thuốc lá.
Mong rằng qua bài viết trên đây của Gia Lai Food thì bạn đã biết được Lá é có phải là lá quế không? nhé!