Khoai tây kỵ với gì? Tác dụng của khoai tây

Khoai tây kỵ với gì? Theo như tìm hiểu của Gia Lai Food thì khoa tây kỵ với những thực phẩm như:

  • Khoai tây kỵ với hồng.
  • Khoai tây kỵ với cà chua.
  • Khoai tây kỵ với lựu.

Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn Khoai tây kỵ với gì? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Gia Lai Food nhé!

Khoai tây kỵ với gì?

Khoai tây kỵ với hồng

Hàm lượng axit tannic trong các loài hồng khác nhau cũng khác nhau. Nên lựa chọn ăn loại hồng đã chín, lượng axit tanic thấp. Bình thường mỗi lần ăn không quá nhiều hồng, cơ bản cũng sẽ không gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

Khoai tây kỵ với hồng
Khoai tây kỵ với hồng

Khoai tây kỵ với cà chua

Thực tế qua các thông tin nghiên cứu cho thấy cà chua và khoai tây đều chứa chất độc Solanine, nhưng ở lượng rất thấp. Chúng có nhiều ở cà chua xanh và khoai tây xanh (vỏ bên ngoài có màu xanh). Đối với khoai tây và cà chua chín đỏ bạn phải ăn rất nhiều mới có khả năng ngộ độc.

Do vậy việc kết hợp chế biến giữa khoai tây và cà chua không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, miễn chúng là cà chua chín đỏ và khoai tây không có vỏ ngoài màu xanh.

Xem ngay: Đậu rồng kỵ với gì?

Khoai tây kỵ với lựu

Tuy nhiên nếu ăn 2 thực phẩm cách nhau một khoảng thời gian ngắn thì không có vấn đề gì, chỉ là khi bạn ăn quá nhiều lựu và khoai tây cùng một lúc, sẽ dẫn đến việc tiết quá nhiều axit dạ dày và gây khó tiêu. Do vậy cần phải cảnh giác, nếu ăn lựu nhiều thì không nên ăn khoai tây.

Khoai tây là gì?

Khoai tây, thuộc họ Cà. Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột. Chúng là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế giới và là loại cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi – xếp sau lúa, lúa mì và ngô. Lưu trữ khoai tây dài ngày đòi hỏi bảo quản trong điều kiện lạnh.

Ngoài ra, khoai tây là một loại củ đa năng, có giá thành tương đối rẻ, dễ trồng, dễ chăm sóc và có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, vì vậy nhiều hộ gia đình tại Việt Nam đã lựa chọn khoai tây như một món ăn chính trong các bữa ăn hàng ngày.

Khoai tây là gì?
Khoai tây là gì?

Khoai tây có thể được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm luộc, chiên, nướng và thường được sử dụng làm món ăn nhẹ yêu thích của nhiều người.

Thành phần dinh dưỡng của khoai tây

Khoai tây nấu chín ở trạng thái còn nguyên vỏ là một nguồn thực phẩm cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, ví dụ như vitamin C hoặc kali.

Trong khoai tây chiếm phần lớn là nước, ngoài ra các thành phần chủ yếu của khoai tây bao gồm carbs, protein và một lượng chất xơ vừa phải, đặc biệt khoai tây hầu như không có chất béo.

Các chất dinh dưỡng có trong 2/3 cốc (100 gram) khoai tây luộc/ nấu chín còn nguyên vỏ là:

  • Nước: 77%.
  • Calo: 87.
  • Protein: 1,9 gram.
  • Carbs: 20,1 gram.
  • Đường: 0,9 gram.
  • Chất xơ: 1,8 gram.
  • Chất béo: 0,1 gram.

Tác dụng của khoai tây

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Tăng huyết áp là một dấu hiệu điển hình của chứng huyết áp cao bất thường, đây cũng là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến bệnh tim.

Trong khoai tây có chứa một số khoáng chất và hợp chất thực vật có tác dụng giảm huyết áp hiệu quả. Đặc biệt, với hàm lượng kali cao cũng góp phần cải thiện các tình trạng cao huyết áp, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Cải thiện sức khỏe tim mạch
Cải thiện sức khỏe tim mạch

Một số chất khác có trong khoai tây như axit chlorogenic và kukoamine cũng có thể hạ huyết áp xuống mức thấp hơn.

Xem thêm: Nấm mèo kỵ với gì?

Kiểm soát cân nặng

So với các loại thực phẩm giàu carb khác, khoai tây có khả năng gây no nhanh chóng, kéo dài cảm giác no sau bữa ăn, làm giảm các cơn thèm ăn và lượng calo nạp vào cơ thể, từ đó góp phần kiểm soát và giảm cân hiệu quả, nhất là những người thừa cân, béo phì.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong khoai tây còn chứa một loại protein đặc biệt, có tên là proteinase 2 (PI2). Đây là một chất ức chế, giúp ngăn chặn các cơn thèm ăn.

Mặc dù PI2 có khả năng hạn chế các cơn thèm ăn khi được sử dụng ở dạng nguyên chất, nhưng không rõ liệu nó có ảnh hưởng gì đến lượng vi lượng có trong khoai tây hay không.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Trong khoai tây có chứa tinh bột kháng, là loại tinh bột không bị phá vỡ và được hấp thụ hoàn toàn khi vào cơ thể. Tinh bột kháng khi đi đến ruột già sẽ trở thành nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn trong ruột.

Kiểm soát lượng đường trong máu
Kiểm soát lượng đường trong máu

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh bột kháng có nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe, trong đó có khả năng giảm kháng insulin, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Để làm tăng thêm lượng tinh bột kháng có trong khoai tây. Bạn nên bảo quản chúng trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm.

Vô cùng đa năng

Khoai tây không những rất tốt cho sức khỏe mà còn vô cùng tiện lợi và đa năng.

Bạn có thể chế biến khoai tây theo nhiều công thức khác nhau. Tùy vào sở thích và mục đích sử dụng, bao gồm chiên, nướng, luộc hoặc hấp. Tuy nhiên, lượng calo trong khoai tây có thể tăng lên đáng kể nếu chiên qua nhiều dầu.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Gia Lai Food thì bạn đã biết được Khoai tây kỵ với gì? nhé!

Đánh giá: 4.7 (91 lượt)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *