Bắp cải tím kỵ gì? Bắp cải tím kỵ với các thực phẩm gồm:
- Bắp cải tím kỵ với dưa chuột.
- Bắp cải tím kỵ với gan động vật.
- Bắp cải tím kỵ với măng cụt.
- Bắp cải tím kỵ với táo.
Tuy nhiên, để hiểu bắp cải tím kỵ gì? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Gia Lai Food nhé!
Mục lục bài viết
Bắp cải tím kỵ gì?
Bắp cải tím kỵ với các thực phẩm gồm:
Bắp cải tím kỵ với dưa chuột
Ăn dưa chuột cùng bắp cải sẽ làm ảnh hưởng đến sự hấp thu vitamin C, giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thực phẩm.

Bắp cải tím kỵ với gan động vật
Nấu bắp cải cùng gan động vật sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn.
Bắp cải tím kỵ với măng cụt
Măng cụt ăn cùng với bắp cải cũng tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa đồng thời gây cản trở quá trình hấp thu dưỡng chất của cơ thể.
Bắp cải tím kỵ với táo
Bắp cải tím ăn cùng táo sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng.

Không ăn bắp cải đã xào chín để qua đêm
Không riêng gì bắp cải mà bất kỳ một món ăn nào đã xào chín để qua đêm cũng sẽ tự sản sinh ra một lượng lớn nitrat. Kể cả bắp cải không ướp muối nhưng nếu đã qua chế biến thì nó vẫn có thể tạo ra nitrat.
Nếu ăn thường xuyên trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Vì vậy, bạn cần chú ý không ăn bắp cải đã xào chín để qua đêm để bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất.
Không luộc hoặc xào bắp cải ở nhiệt lửa quá lâu
Trong quá trình chế biến bắp cải, bạn cần chú ý không đảo bắp cải trên bếp lửa quá lâu. Điều này có thể làm phân hủy hết các chất dinh dưỡng có trong bắp cải và khiến bắp cải mất đi vị ngọt tự nhiên.
Bắp cải tím có tác dụng gì?
Tăng cường hệ miễn dịch
Bắp cải tím là một loại thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào. Vitamin C là một chất oxy hóa, giúp kích thích hoạt động của các tế bào máu, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do và tăng cường hệ miễn dịch.
Giảm cân
Nếu có nhu cầu ăn kiêng và giảm cân, bạn nên thường xuyên bổ sung bắp cải tím vào các bữa ăn hàng ngày của mình. Bởi vì bắp cải tím có chứa một hàm lượng chất xơ cao, rất ít calo, tạo cảm giác no lâu và tránh ăn quá nhiều.
Ngăn ngừa ung thư
Bắp cải tím có chứa nhiều chất chống oxy hóa như anthocyanins và indoles. Vì thế bắp cải tím có công dụng hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư hiệu quả. Chẳng hạn, chất indoles đóng vai trò quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ.

Chữa trị viêm loét dạ dày
Ít ai biết rằng trong bắp cải tím có chứa một loại axit amin có tên là glutamin hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Chính vì thế, khi mắc bệnh này, bạn đừng quên bổ sung bắp cải tím vào bữa ăn của mình.
Chống viêm khớp
Theo nhiều chuyên gia, bắp cải tím là một loại thực phẩm không thể thiếu đối với những bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp. Vì bắp cải tím có chứa một hàm lượng sulforaphane giúp giảm triệu chứng viêm khớp mãn tính.
Giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương
Bắp cải tím có chứa một hàm lượng dồi dào các vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin K, canxi, magie, mangan và nhiều loại khoáng chất. Chính vì thế, loại rau này có công dụng hỗ trợ tăng trưởng xương và giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
Hỗ trợ quá trình trao đổi chất
Bắp cải tím có chứa nhiều vitamin B giúp thúc đẩy sự trao đổi chất và chuyển hóa các chất trong tế bào.

Tốt cho mắt
Vitamin A là chất có chứa nhiều trong bắp cải tím. Đây là loại vitamin rất tốt cho mắt, giúp mắt sáng và có tầm nhìn tốt hơn.
Tốt cho da
Như bạn đã biết, bắp cải tím có chứa hàm lượng lớn vitamin A và C. Đây là những chất chống oxy hóa tuyệt vời, giúp làn da luôn mềm mại, trẻ trung và tươi sáng. Bên cạnh đó, vitamin C còn có công dụng ngăn chặn sự xuất hiện của các vết nhăn, vết chân chim trên da và mắt.
Bắp cải tím ăn sống được không?
Bắp cải tím có thể dùng để ăn sống lẫn nấu chín. Nhiều người cho rằng, bắp cải tím khi đem luộc hoặc chế biến món ăn thì sẽ không còn ngon và bổ dưỡng. Thực tế dù bạn ăn sống, luộc chín hoặc dùng bắp cải tím chế biến món ăn thì chúng vẫn tốt cho sức khỏe.
Cách làm chất chỉ thị màu từ bắp cải tím
- Bước 1: Lấy hoa bắp cải có chứa sắc tố màu tím, rửa sạch làm khô, sau đó lấy kéo cắt nhỏ.
- Bước 2: Đem sản phẩm vừa cắt cho vào cốc đun.
- Bước 3: Sau đó lấy ra, cho một lượng nước nóng vừa đủ ngập khoảng 10 phút.
- Bước 4: Đem đun sôi đều (Chú ý: không đun cạn) khoảng 5 7 phút.
- Bước 5: Lấy sản phẩm vừa đun sôi lọc bằng vải lọc, để chiết xuất lấy nước sau đó để nguội.
- Bước 6: Kiểm chứng sự thay đổi màu pH và nước bắp cải tím với các các môi trường axit, bazơ, trung tính (nước cất).
Mong rằng qua bài viết trên đây của Gia Lai Food thì bạn đã biết được Bắp cải tím kỵ gì? nhé!