Nấu canh không bị đục nước? Để nấu canh không bị đục nước bạn có thể dùng qua xoong khác với một khăn vải mỏng rồi đun lại. Nếu như cách trên không được, bạn có thể sử dụng một lòng trắng trứng, đánh tan, cho vào nồi nước dùng, khuấy đều lên cho bọt cuốn vào đó rồi hớt ra, nước dùng sẽ trong trở lại.
Tuy nhiên để có kinh nghiệm nấu canh không bị đục nước? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Gia Lai Food nhé!
Mục lục bài viết
Nấu canh không bị đục nước?
Sử dụng khăn mỏng
Lược nước dùng qua một xoong khác với một khăn vải mỏng rồi đun lại.

Sử dụng lòng trắng trứng
Lấy một lòng trắng trứng, đánh tan, cho vào nồi nước dùng, khuấy đều lên cho bọt cuốn vào đó rồi hớt ra, nước dùng sẽ trong trở lại.
Xem ngay: Chuối tá quạ là gì? Tác dụng của chuối tá quạ
Sử dụng tiếp nguyên liệu chính
Nếu ninh nguyên liệu mà bị đục thì có thể cho tiếp nguyên liệu chính vào đun cũng làm cho nước trong hơn.
Sử dụng nấm đông cô hoặc khoai tây sống
Cho vào nồi nước dùng vài tai nấm đông cô hoặc vài lát khoai tây sống cũng là cách làm cho nồi nước dùng trong trở lại.

Băm thịt nhỏ
Băm thịt (nước dùng gì thì băm thịt ấy), trộn lòng trắng trứng, nấm hương cho vào nước dùng nguội sẽ làm nước dùng vừa trong vừa ngon hơn.
Cách nấu canh không bị đục cực chuẩn và dễ dàng
Sơ chế xương trước khi ninh
Nên chọn xương tươi và ngon. Trước khi ninh xương thì nên chần xương qua nước sôi để khử mùi và chất bẩn để nồi nước dùng ngon và trong hơn.
Ninh nhỏ lửa
Hãy rửa xương thật sạch, chần qua nước sôi trước khi cho vào nồi ninh. Trong quá trình ninh, vớt bọt và để lửa liu riu. Xương sẽ nhừ từ từ và tiết ra chất ngọt. Không nên nêm bằng hạt nêm. Hạt nêm sẽ làm cho nước dùng đục, bạn hãy thay hạt nêm bằng muối để nước trong hơn.

Thêm các loại củ vào khi ninh
Hãy sử dụng hành tây, củ cải trắng, cà rốt thay vì đường khi ninh nước dùng. Các chất ngọt có trong rau củ sẽ làm nồi nước dùng của bạn ngọt một cách tự nhiên. Chú ý, với củ dền, khi nấu soup sẽ rất ngọt, nhưng với nước dùng thông thường ăn bún phở, củ dền sẽ làm cho nước dùng của bạn có màu đỏ.
Xem thêm: Củ mài có tác dụng gì? Một số bài thuốc từ củ mài
Không đậy vung
Trong quá trình ninh xương không nên đậy vung. Đến khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa để vớt bọt ra. Sau đó tiếp tục đun với lửa nhỏ đến khi nào xương mềm
Thời gian ninh
Ninh xương quá lâu cũng làm cho nước dùng bị đục và có độ chua, đối với tùy loại xương sẽ có thời gian khác nhau như:
- Khi ninh xương gà hay heo thì không nên ninh quá 6 giờ.
- Khi ninh xương bò cũng không nên ninh quá 10 giờ.
- Với hải sản thì không nên ninh quá 45 phút.
Lưu ý khi nấu nước dùng từ xương bò
Khi nấu nước dùng bò, cho vào nồi một ít củ hành tím đã nướng chín (không để cháy) vào nồi. Lớp vỏ đỏ của hành có tác dụng làm cho nước trong và có màu đẹp.
Mẹo nấu canh trong veo cực chuẩn
Làm sạch nguyên liệu hầm canh
Đối với canh, nguyên liệu chính vẫn là thịt, tôm, cá… nhưng quan trọng hơn cả chính là xương động vật để giúp nước dùng được ngọt hơn. Xương sẽ giúp món canh thêm đậm đà nhưng cũng chính chúng sẽ làm “xấu” đi nồi canh của bạn. Nếu không biết sơ chế đúng cách, nguyên liệu này sẽ khiến nồi canh bị đục, bọt nổi lềnh bềnh.

Để hạn chế tình trạng này, bạn chỉ cần rửa thật sạch xương (cá, tôm, thịt) trước khi cho vào nồi hầm. Nên trần sơ nguyên liệu khoảng 3 phút rồi vớt ra, cho vào nước đá, sau đó mới bắt đầu hầm theo thông thường. Cách này giúp loại bỏ tạp chất, các chất cặn bã bám sâu trong nguyên liệu có thể sinh ra bọt đục ngầu khiến nồi canh mất thẩm mĩ.
Nấu nhỏ lửa, không nóng vội
Đối với món canh khi hầm thì nhiệt độ vừa phải là chìa khóa tạo nên sự thành công. Nếu một nồi canh được nấu với nhiệt độ không đều, lửa quá to sẽ khiến hương vị không còn đậm đà, giống như việc ngâm hóa chất thúc trái cây chín vậy. Để nước dùng không bị hăng cũng như đục bạn tuyệt đối không được tăng nhiệt độ đột ngột. Điều này khiến bọt sôi nhanh chóng, nổi bong bóng khiến nước bị đục.

Ngoài ra, cách này còn khiến nguyên liệu chưa kịp tiết ra nước ngọt, ảnh hưởng đến hương vị chung của tô canh thành phẩm. Nên nhớ, tuyệt đối không được đậy vung trong quá trình hầm vì điều đó sẽ khiến nước dễ bị đục và có bọt trông rất xấu.
Cho một củ hành tím vào nồi nước hầm
Đây là mẹo nấu ăn của người dân Thái. Không phải ngẫu nhiên mà người Thái ăn rất nhiều gia vị đâu, tổ tiên của họ đã sớm phát hiện gia vị giúp cho món ăn tăng hương thơm rất nhiều, đặc biệt là canh. Theo đó, trước khi hầm canh, người Thái có thói quen cho vào nồi nước một củ hành (nướng càng tốt) đã đập dập hoặc rễ rau ngò, vài lát sả cây.

Điều này được chứng minh sẽ giúp nồi nước hầm được trong và không có bọt, không bị đục màu. Chúng còn giúp nước dùng ngọt tự nhiên, đậm đà và khử được mùi tanh hôi của các loại nguyên liệu khác.
Xử lí các tình huống phát sinh
Nếu như một nồi canh chẳng may bị đục, đừng quá lo lắng. Lúc này bạn hãy dùng một tấm vải siêu thấm và sạch rồi cho vào nồi canh trụng khoảng vài chục giây rồi vớt ra ngay. Vải sẽ giúp hút các chất bẩn và màu đục của nồi canh, cho màu nước trong trở lại. Hoặc bạn cũng có thể cho một ít lòng trắng trứng vào và để đấy tầm vài phút. Khi thấy trứng cô đặc lại thì hãy nhanh chóng vớt ra.
Nếu nồi canh có quá nhiều váng mỡ thì hãy cho ngay vào viên đá vào rồi vớt ra ngay. Đá lạnh sẽ giúp cấp đông ván mỡ và tụ thành khối khiến bạn dễ dàng hớt bỏ. Nồi canh quá mặn hoặc đậm vị bột ngọt thì chỉ cần cho vào vài lát củ cà rốt hoặc củ cải. Hai nguyên liệu này cung cấp độ ngọt đậm đà tự nhiên cho nồi canh. Giúp tăng hương vị và triệt mùi hôi của xương.
Mong rằng qua bài viết trên đây của Gia Lai Food thì bạn đã biết được Nấu canh không bị đục nước? nhe!