Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh bằng nồi cơm điện. Đầu tiên chúng ta phải làm nhân đậu xanh trước, tiếp theo sẽ làm bánh bằng trứng, bột mì, dầu ăn, bơ, dầu dừa, nước đường. Cuối cùng là nướng bánh bằng nồi cơm điện.
Tuy nhiên để hiểu rõ hơn Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh bằng nồi cơm điện. Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Gia Lai Food nhé!
Mục lục bài viết
Bánh trung thu là gì?
Bánh trung thu là tên gọi một loại bánh có nguồn gốc từ Trung Quốc dùng để ăn trong các dịp Tết Trung thu, tiếng Việt có nghĩa là bánh nướng. Tuy nhiên bánh trung thu theo thời gian, và ở các nước, các vùng có những biến thể khác nhau. Ở Việt Nam nó được chỉ cho loại bánh nướng và bánh dẻo có nhân ngọt thường được dùng trong dịp Tết Trung thu.

Bánh trung thu thường có dạng hình tròn (đường kính khoảng 10 cm) hay hình vuông (chiều dài cạnh khoảng 7–8 cm), chiều cao khoảng 4–5 cm, không loại trừ các kích cỡ to hơn, thậm chí khổng lồ. Ngoài ra, bánh trung thu còn có nhiều kiểu dáng khác nhưng phổ biến hơn là kiểu lợn mẹ với đàn con, cá chép.
Xem ngay: Nước luộc gà nấu canh gì ngon? Ăn nước luộc gà có béo không?
Thành phần dinh dưỡng của bánh trung thu
Về thành phần dinh dưỡng của 1 chiếc bánh dẻo nhân thập cẩm khoảng 170 gam cung cấp 566 Kcal, 16,3 g đạm, 6,6 g lipid, 110,2 g glucid. 1 bánh dẻo 1 trứng đậu xanh khoảng 176g chứa 648 Kcal (năng lượng gấp 2 – 2,5 lần bát phở bò). Còn trong 1 cái bánh nướng 176g thập cẩm cung cấp 706 kcal, 18g đạm, 31,5g lipid và 87,5g glucid.
1 chiếc bánh nướng đậu xanh 1 trứng 176g cung cấp 648 Kcal, 19,5g protid, 27,5g lipid, 80,6g glucid. Lượng bột đường của 1 chiếc bánh dẻo hoặc 1 bánh nướng bằng 2 – 3 bát cơm (1 bát cơm 258 g), đường lại chủ yếu ở dạng đường hấp thu nhanh gây tăng đường huyết nhanh. Nếu ăn quá nhiều, ở trẻ béo phì hoặc trẻ rối loạn dung nạp glucse có thể gây ra tiểu đường.

Còn ở trẻ biếng ăn, khi ăn 1 miếng bánh vào lúc đói, đường huyết tăng lên sẽ làm trẻ mất cảm giác thèm ăn trong bữa chính, và càng làm trẻ chán ăn, gây nên suy dinh dưỡng. Phần lớn chất béo trong bánh từ thịt mỡ là loại chất béo no gây nhiều tác hại, chất béo lấy từ hạt dưa, hạt điều, vừng là có chút a cid béo không no có lợi.
Lượng chất béo trong 1 chiếc bánh trung thu bàng 1 – 2 lần lượng chất béo trong 1 bát phỏ bò hoặc phở gà. Chất đạm trong bánh nướng khá cao, thường là đạm động vật, nếu bảo quản không tốt chúng dễ bị ôi, mốc gây ra ngộ độc. Các vitamin trong bánh không nhiều lắm.
Bánh trung thu bao nhiêu calo?
Theo thông tin từ nhà sản xuất, 1 chiếc bánh Trung Thu nướng nặng khoảng 176gr cung cấp từ 500 – 800 calo. Hàm lượng calo phụ thuộc vào lớp vỏ và phần nhân của bánh. Cụ thể:
- Bánh Trung Thu thập cẩm chứa: 706 calo.
- Bánh Trung Thu nướng đậu xanh 1 trứng có: 648 calo.
- Bánh Trung Thu nhân hạt sen chứa: 716 calo.
- Bánh Trung Thu nhân hạt sen 1 trứng muối chứa: 790 calo.
- Bánh Trung Thu nhân hạt sen 2 trứng muối chứa: 890 calo.
- Bánh Trung Thu nhân đậu đỏ nướng chứa: 690 calo.
- Bánh Trung Thu ngàn lớp nhân khoai mỡ (100gr) chứa: 454 calo.
- Bánh dẻo nhân đậu xanh 1 trứng muối: 650 calo.
- Bánh dẻo nhân thập cẩm: 570 calo.
- Bánh dẻo nhân đậu xanh: 600 calo.
- Bánh dẻo lạnh nhân hạt sen: 700 calo.
Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh bằng nồi cơm điện
Nguyên liệu làm bánh trung thu bằng nồi cơm điện
- Đậu xanh đã đãi vỏ: 250g.
- Đường cát trắng: 150g.
- Bột mì: 30g (loại ngon).
- Bột năng: 10g.
- Nước cốt dừa: 100ml.
- Trứng gà: 1 quả (để ở nhiệt độ phòng).
- Sữa đặc: 1 muỗng canh.
- Mè trắng: 50g muối, bơ.
- Khuôn làm bánh.
Các bước tiến hành làm bánh trung thu bằng nồi cơm điện
Bước 1: Làm nhân bánh
Đậu xanh bạn ngâm khoảng 2 – 3 tiếng, rồi đem đi luộc chín với ít muối. Dùng máy xay xay thật nhuyễn đậu xanh, có thể cho một ít nước vào.

Bước 2: Làm vỏ bánh
Cho trứng ra một cái tô lớn, đánh tan trứng không được cho bông lên. Tiếp tục rây bột mì cùng với bột năng, đường vào tô trứng, dùng muỗng trộn đều lên. Sau đó cho nước cốt dừa, sữa đặc vào khuấy tạo thành một hỗn hợp sệt, mịn và không còn vón cục.

Đánh tan trứng nhưng không để bông trứng. Rây bột mì và bột năng, đường vào tô trứng và trộn đều. Khi bột đã thành một khối mịn, sệt lại, bạn cho đậu xanh vào. Nhớ lọc qua rây để đậu xanh mịn hơn. Dùng muỗng khuấy cho thật đều để hỗn hợp hòa làm một. Sau đó để hỗn hợp nghỉ khoảng 15 – 25 phút.
Bước 3: Nặn bánh
Các bạn cán bột vừa đủ để làm vỏ bánh. Nhân bánh cuộn tròn lại và bọc bên trong vỏ bánh. Phết một lớp bơ vào khuôn và ấn phần bạn vừa nặn vào khuôn thật khéo léo. Xoa một lớp bột áo mỏng ở đế bánh để không dính vào mặt bàn.

Bước 4: Cho bánh vào nồi cơm điện
Ở bước này các bạn có thể sử dụng nhiều loại nồi cơm điện khác nhau như nồi cơm điện nắp liền, nồi cơm điện tử, nồi cơm điện nắp rời…Tùy vào gia đình bạn đang sử dụng loại nồi nào nhé. Bạn phết bơ vào quanh nồi cơm điện và lót thêm giấy nến vào. Đổ hỗn hợp bột vào rắc lên trên mặt bột là mè.

Sau đó, nhấn nút Cook nấu, khi nào nồi chuyển sang nút Warm thì bạn chờ khoảng 10 phút rồi nhấn lại nút Cook nấu thêm một lần nữa. Bạn cứ nấu 2 – 3 lần như vậy. Nhớ lật mặt bánh lại để cho bánh vàng đều hai mặt.
Khi bánh chín, bạn lấy bánh ra để ở ngoài hơi nguội và cắt thành những miếng vừa ăn là được. Trong quá trình nướng bánh, nếu bạn không biết bánh của mình đã chín hay chưa. Bạn chỉ cần lấy một cây tăm đâm vào miếng bánh. Nếu lấy ra không dính bánh là đã chín và ngược lại.
Cách ăn bánh Trung Thu không bị mập
Để ăn bánh Trung Thu không bị mập, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
Không nên ăn bánh Trung Thu khi bụng đói
Dạ dày của chúng ta hấp thụ dinh dưỡng nhanh và nhiều nhất khi bụng đói. Do vậy, để tránh gây tăng cân, bạn không nên ăn vào thời điểm này.

Thay vào đó, chúng ta nên ăn bánh Trung Thu sau bữa chính. Lúc này, dạ dày đã được lấp đầy những khoảng trống nên chúng ta có thể dễ dàng kiểm soát được lượng bánh nạp vào.
Không nên ăn bánh Trung Thu vào buổi tối
Buổi tối là thời điểm cơ thể ít vận động. Do đó, nếu ăn bánh Trung Thu vào lúc này thì lượng đường và năng lượng trong bánh sẽ bị dư thừa. Dẫn đến việc hình thành chất béo, gây tăng cân.
Vì thế, nếu không muốn bánh Trung Thu làm ảnh hưởng đến vóc dáng thì chúng ta nên tránh tiêu thụ chúng vào buổi tối nhé!
Nên ăn những miếng nhỏ, chậm rãi
Một mẹo rất hay giúp bạn ăn bánh Trung Thu không bị mập đó chính là cắt bánh thành những miếng nhỏ và thưởng thức một cách chậm rãi.
Phương pháp này giúp bạn cắt giảm bớt calo nạp vào cũng như lượng đường trong máu. Từ đó, không gây tăng cân.
Xem thêm: Cách chế biến mắc mật khô đơn giản, dễ làm
Không nên ăn bánh Trung Thu sau khi làm việc mệt mỏi
Tiêu thụ đồ ăn ngọt vào lúc cơ thể mệt mỏi sẽ làm giảm đi một lượng lớn vitamin B – chất đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hoá đường thành năng lượng. Do vậy, để tránh gây tăng cân, bạn đừng nên ăn bánh Trung Thu vào lúc này nhé!
Nên ăn bánh kết hợp uống trà
Không phải tự nhiên mà trà được chọn làm thức uống đi kèm với bánh Trung Thu. Ngoài việc giúp bánh lưu giữ được vị ngọt lâu, trà còn có tác dụng đào thải độc tố và năng lượng dư thừa ra khỏi cơ thể.
Vì thế, để hạn chế gây tăng cân cũng như khiến bánh thêm phần tròn vị. Bạn nên kết hợp ăn bánh Trung Thu và uống trà nhé!
Kiểm soát lượng calo của bánh
Kiểm soát lượng calo của bánh là một trong những cách ăn không bị mập hiệu quả nhất. Bằng cách xem xét chỉ số calo ghi trên bao bì và tự ước lượng calo cần nạp vào cơ thể, bạn sẽ xác định được lượng ăn phù hợp.

Theo đó, người ít vận động chỉ nên nạp khoảng 50 – 200 calo từ đồ ngọt (tức 1/4 miếng bánh Trung Thu). Người vận động nhẹ nhàng nên nạp khoảng 250 – 300 calo (tương đương 1/2 bánh) và người thường xuyên vận động nên nạp khoảng 400 – 500 (khoảng 1 cái bánh) là đủ.
Nếu lỡ tiêu thụ calo quá mức quy định trong ngày. Bạn nên tập thể dục như: chạy bộ, nhảy dây, đánh cầu lông, đá cầu,…Để đốt cháy hết năng lượng dư thừa nhé!
Tự làm bánh trung thu tại nhà
Ngoài những cách trên thì bạn còn có thể tự làm bánh Trung Thu tại nhà để có thể thay thế những nguyên liệu trong bánh Trung Thu bình thường thành những thành phần lành mạnh, ít calo hơn.
Bằng cách này, bạn vừa có thể kiểm soát được lượng calo trong bánh mà lại hoàn toàn an tâm về chất lượng và đảm bảo vệ sinh cho bánh.
Lợi ích dinh dưỡng của bánh Trung Thu
Bánh Trung Thu rất ngọt và béo ngậy, do vậy nó cung cấp nhiều năng lượng. Vì bánh giàu năng lượng từ đường và chất béo nên với những trẻ gầy thì ít nguy cơ hơn. Còn với trẻ thừa cân béo phì, những người mắc bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng lại là một mối nguy cơ lớn đối với sức khỏe.

Theo thói quen, thường những trẻ gầy thì lại ít thích ăn, trẻ thừa cân béo phì lại sẵn sàng thanh toán gọn ghẽ. Thậm chí bánh càng ngọt càng béo chúng lại càng thích. Vì vậy, sau Tết Trung thu, bao nhiêu công tập luyện, chế độ ăn kiêng trước đó coi như vô ích.
Trong bánh có rất nhiều đường và chất béo (trừ một vài loại dành cho người ăn kiêng). Ngoài tạo nên hương vị đặc trưng còn là một biện pháp để bảo quản.
Lưu ý khi ăn bánh trung thu
Ăn bánh khó tiêu do nhiều chất béo, chất đạm động vật, vì vậy chỉ cho trẻ ăn một miếng (bằng 1/8 chiếc bánh) sau bữa ăn là đủ. Ăn xong trẻ cần súc miệng ngay để không sâu răng. Đặc biệt là với bánh dẻo sẽ dính chặt vào răng gây sâu răng nhiều hơn.
Với trẻ béo phì, nên giới hạn lượng bánh được ăn trong ngày, khẩu phần ăn trong ngày sẽ trừ bớt phần do bánh cung cấp. Nếu ăn 1/2 bánh dẻo hoặc bánh nướng thì trong ngày phải bớt đi khoảng 1 bát cơm và lượng thức ăn tương ứng. Đồng thời tăng lượng rau xanh để tống chất béo ra ngoài và ngăn ngừa tăng đường huyết nhanh. Nếu không giảm phần cơm thì nhớ đi bộ thêm 30 phút để tiêu hao bớt năng lượng dư thừa.
Với người mắc bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng nên lựa chọn các sản phẩm dùng cho người ăn kiêng ít đường và ít chất béo. Mặc dù vậy vẫn phải ăn rất hạn chế để kiểm soát lượng đường huyết tăng cao.
Mong rằng qua bài viết trên đây của Gia Lai Food thì bạn đã biết được Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh bằng nồi cơm điện nhé!